Kinh tế học môi trường Chủ_nghĩa_môi_trường

Việc phá hoại môi trường xét theo quan điểm của bộ môn kinh tế học được quan niệm thông thường là thị trường tự bản thân không có khả năng hiệu chỉnh những ảnh hưởng của các yếu tố ngoại biên của sản xuất công nghiệp và sự sử dụng cạn kiệt tài nguyên. Tức là các công ty nhận được toàn bộ lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất ra các chất ô nhiễm nhưng lại không phải chịu hết toàn bộ chi phí xã hội của việc gia tăng ô nhiễm. Như vậy tự bản thân thị trường có cơ chế nội tại khuyến khích việc phá hoại môi trường.

Nhà kinh tế học sinh thái Robin Hahnel đã nghiên cứu và đưa ra bốn nhược căn cơ bản của nền kinh tế thị trường đối với vấn đề môi trường:[1]

  1. khai thác quá mức tài nguyên chung;
  2. ô nhiễm quá mức;
  3. việc giải quyết vấn đề ô nhiễm của các công ty là quá ít; và
  4. tiêu dùng quá mức.

Tuy nhiên một số khác, ủng hộ quan điểm thị trường tự do, lại xem vấn đề môi trường phát sinh là do

  1. Luật pháp quy định quản lý quyền tài sản không hiệu quả dẫn đến nhà tư bản không có lợi ích từ việc bảo tồn tài nguyên vì không thuộc quyền sở hữu của riêng mình
  2. Luật pháp quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm quyền dân sự (tort law) không hiệu quả khiến kẻ gây ô nhiễm được miễn trừ khỏi các tội danh bị tố hay can thiệp để khó buộc tội về mặt pháp lý. Chính do việc các cơ quan thẩm quyền bênh vực "lợi ích công" trên lợi ích riêng dẫn đến việc các ngành công nghiệp gây ô nhiễm quá mức.

Đối với vấn đề các công ty xử lý ô nhiễm quá ít, những người này phản bác rằng việc giảm thiểu ô nhiễm (công nghệ sạch) làm tăng lợi nhuận cho nhà tư bản và do vậy là hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường. Còn tiêu dùng quá mức là quan niệm sai do giả thiết là các nguồn lực, tài nguyên không có tính tái tạo. Trên thực tế theo luật cung cầu khi một tài nguyên bị tiêu dùng quá mức thì giá sẽ tăng và khiến người dùng chuyển sang loại tài nguyên khác thay thế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_môi_trường http://www.iht.com/articles/2006/04/17/style/feco.... http://www.worldchanging.com/archives/007073.html http://www.envirolink.org http://www.environmentalhistory.org/ http://www.green-challenge.org http://gristmill.grist.org/story/2005/9/1/124941/1... http://www.mtmultipleuse.org/endangered/esahistory... http://www.wie.org/j38/bright-green.asp?page=1 http://go.worldbank.org/3I9K0DUDC0 http://www.sussex.ac.uk/Users/ssfa2/ecology.html